Là một trong những loại phương tiện giao thông đang xuất hiện nhiều trong đời sống hiện nay nhưng lại ít người biết đến. Đó chính là các loại xe máy chuyên dùng. Vậy xe máy chuyên dùng là gì và bao gồm những loại nào? Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề trên nhé!
Xe máy chuyên dùng là gì?
Xe máy chuyên dùng là 1 khái niệm gọi chung cho các phương tiện xe máy được sử dụng trong các công trình thi công, hay những phương tiện xe máy đang được dùng trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hiện nay. Ngoài ra xe máy chuyên dùng còn bao gồm các loại phương tiện xe máy được sử dụng trong quân đội an ninh có tham gia giao thông đường bộ hiện nay.
Tại Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa: “Xe máy chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp cùng các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng có tham gia giao thông đường bộ.”
Vậy so với xe máy thông dụng thì việc điều khiển xe máy chuyên dụng cần phải chú ý những vấn đề gì? Tại khoản 1 Điều 62 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển 1 trong những loại xe trên khi tham gia giao thông ngoài các điều kiện về độ tuổi, & sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động. Người trực tiếp điều khiển xe máy chuyên dùng còn cần phải có:
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về luật giao thông đường bộ,
- Bằng hay chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp chứng.
Cũng tại Khoản Điều 8 Thông tư số 09/2009/TT-Bộ Giao Thông Đường Bộ ngày 24/06/2009 thì trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng có GPLX ôtô thì giấy phép lái xe ôtô đó thay thế Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
Một số loại xe máy chuyên dùng hiện nay
- Nhóm xe máy lâm nghiệp
- Nhóm xe máy công an và quân sự
- Nhóm xe máy thi công
Phân biệt xe gắn máy và xe mô tô
Đây là hai khái niệm mà đại đa số người dân khi điều khiển phương tiện xe máy đều nhầm lẫn. Để phân biệt rõ hai loại phương tiện này, thì trước tiên các bạn cần phải nắm rõ định nghĩa đúng về chúng thì mới có thể phân biệt được.
Dưới đây là hai khái niệm đúng theo quy định về xe mô tô và xe gắn máy:
Xe mô tô
Xe mô tô hay còn được gọi là xe máy. Ở đây là các phương tiện xe cơ giới 2, 3 bánh hay các loại xe tương tự khác. Tham gia giao thông với dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.
Và có trọng lượng lần lượt là 400kg cho các phương tiện xe cơ giới 2 bánh. Từ 350 kg đến 500 kg cho những phương tiện xe cơ giới ba bánh (không tính xe gắn máy).
Xe gắn máy
Xe gắn máy ở đây là các phương tiện xe cơ giới 2, 3 bánh có tốc độ di chuyển từ 50km/h trở xuống. Có dung tích xi lanh dưới 50cm3 đối với các phương tiện xe cơ giới sử dụng động cơ nhiệt.
Thông thường thì người dân vẫn nhầm lẫn giữa xe gắn máy & xe mô tô. Nhiều người vẫn cho rằng, các phương tiện xe cơ giới mà chúng ta sử dụng hằng ngày như xe số hoặc xe tay ga vẫn thường được gọi là xe gắn máy.
Tuy nhiên, theo định nghĩa đúng như trên đây thì xe tay ga hay xe số mà chúng ta vẫn dùng để đi lại. Được gọi chung không phải là xe gắn máy mà là xe máy hay được gọi là xe mô tô.
Còn xe gắn máy thì chỉ được dùng để gọi các phương tiện như xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 hoặc các loại xe máy điện tính cả xe đạp điện.
Với những định nghĩa trên đây, thì chắc hẳn các bạn cũng có thể phần nào biết được xe máy chuyên dùng là gì. Cũng như cách phân biệt xe mô tô và xe máy đơn giản rồi đúng không ạ. Mong rằng trong thời gian sắp tới các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa xe mô tô và xe gắn máy. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu gì về vận chuyển, hay liên hệ ngay với chúng tôi Chuyển Nhà 24H để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé! Chúc các bạn có một ngày vui vẻ!
> Xem thêm: Ý Nghĩa Biển Số Xe Theo Phong Thủy – Hướng Dẫn Cách Xem Biển Số Xe