Phí bảo trì đường bộ là 1 trong những vấn đề khi tham gia giao thông mà bạn cần chú ý. Bên cạnh phí cầu đường, phí trạm BOT thì chi phí bảo trì đường bộ là một trong các loại phí bắt buộc mà nhiều phương tiện tham gia giao thông cần phải đóng. Vậy phí bảo trì đường bộ là bao nhiêu, thấp hay cao? Những loại phương tiện nào cần phải đóng phí này? Hãy cùng Chuyển Nhà 24H tìm hiểu chi tiết phí bảo trì đường bộ xe máy và các vấn đề liên quan trong bài viết sau đây nhé!
Phí bảo trì đường bộ là loại phí gì?
Như tên gọi của mình, phí bảo trì đường bộ được sử dụng để chỉ khoản phí mà người tham gia giao thông phải đóng định kỳ để bảo trì đường bộ theo như quy định của nhà nước. Mức phí này nhằm mục đích bảo dưỡng, bảo trì hệ thống đường bộ, và nâng cấp đường,…nhằm bảo đảm lưu thông thông suốt an toàn, phục vụ cho công việc đi lại của người dân.
Phí bảo trì đường bộ còn đường gọi là chi phí sử dụng đường bộ.
Đương nhiên phần lớn chi phí dùng để xây dựng hay sửa chữa các tuyến đường chủ yếu là sẽ do Nhà nước hay những đơn vị chức năng chi trả, nhưng người tham gia giao thông vẫn buộc phải đóng góp 1 phần. Đây gọi là trách nhiệm công dân.
Phí Phí bảo trì đường bộ do Bộ Tài Chính ban hành, người tham gia đóng định kỳ mỗi năm (hoặc mỗi tháng, mỗi quý). Sau khi đã đóng đầy đủ thì chủ phương tiện sẽ được phát tem chứng nhận. Tem này sẽ ghi rõ thời gian đóng & hết hạn, thường được dán vào kính chắn gió phía trước xe.
Tùy tình hình và xem xét của Bộ Tài Chính mà mức chi phí này đôi khi sẽ có sự điều chỉnh theo thời gian.
Trong bài viết sau đây, Chuyển Nhà 24H sẽ thông tin tới bạn biểu phí bảo trì đường bộ 2021 cập nhật mới nhất.
Điểm khác nhau giữa chi phí bảo trì đường bộ & phí trạm BOT là gì?
Bạn cần lưu ý phí bảo trì đường bộ & phí BOT là 2 loại khác nhau, tránh nhầm lẫn.
BOT là viết tắt của từ Build-Operate-Transfer, tạm dịch: Xây dựng-Vận hành và Chuyển giao. Đây là 1 hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mà Nhà nước sẽ giao cho chủ đầu tư.
Theo đó, nhà đầu tư sau khi thi công xây dựng xong sẽ có quyền thu phí một thời gian trước khi chuyển giao lại cho nhà nước. Hiểu 1 cách đơn giản, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền ra xây cầu đường (hay các cơ sở hạ tầng giao thông khác).
Chủ phương tiện khi sử dụng các loại công trình này (chạy trên đường, đi qua cầu,…) sẽ phải trả phí lại cho chủ đầu tư. Và phương thức sẽ là trả tiền trực tiếp khi đi qua các trạm BOT.
Còn phí bảo trì đường bộ là phí bắt buộc & yêu cầu đóng định kỳ để bảo trì hệ thống đường xá, cầu đường chung.
Cơ sở luật pháp của mức biểu phí bảo trì đường bộ
Nhà nước có quy định cụ thể về mức thu, và chế độ thu – nộp – miễn phí sử dụng đường bộ. Bạn có thể theo dõi chi tiết về Quy định về nộp phí bảo trì đường bộ trong Thông tư 293/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2016.
Tùy theo loại xe mà mức phí bảo trì đường bộ sẽ khác nhau. Thời gian nộp có thể là mỗi tháng, mỗi quý, hay mỗi năm tùy thuộc vào nhu cầu của chủ xe. Lưu ý, thông tư này không áp dụng đối với loại xe mô tô và xe máy chuyên dùng.
Xe nào cần phải nộp phí bảo trì đường bộ?
Xe máy có phải nộp phí bảo trì đường bộ hay không?
Theo quy định, các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (nghĩa là có biển số xe, giấy chứng nhận đăng ký xe) thì buộc bạn cần phải đóng phí bảo trì đường bộ (dù có đang vận hành sử dụng hoặc chỉ “cất 1 chỗ”). Ví dụ như xe ô tô, xe máy kéo, những loại xe tương tự (gọi chung là ô tô). Như vậy có nghĩa xe máy không cần phải đóng phí bảo trì đường bộ. Phí bảo trì đường bộ xe máy là không có do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm nếu đang dùng loại phương tiện này.
Tuy nhiên, nếu xe ô tô nằm trong những trường hợp sau đây thì sẽ không phải đóng phí bảo trì đường bộ:
- Xe chỉ vận hành trong phạm vi đất của doanh nghiệp, hay hợp tác xã mà không tham gia giao thông hay dùng hệ thống giao thông đường bộ.
- Xe bị mất trộm từ 30 ngày trở lên
- Xe đăng kiểm, đăng ký ở VN nhưng hoạt động ở các nước khác 30 ngày liên tục trở lên.
- Chưa thu phí đối với xe ô tô biển số nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập, hay tái xuất có thời hạn.
- Xe bị hư hỏng do tai nạn không thể sử dụng, phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên
- Xe thuộc các hợp tác xã, hay doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thời hạn tạm dừng lưu hành từ 30 ngày liên tục trở lên
- Bị hư hỏng, hủy hoại do thiên tai hay tai nạn
- Bị cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe hay biển số xe.
Những loại xe được miễn nộp phí bảo trì đường bộ
Những trường hợp sau đây sẽ được miễn hoàn toàn phí bảo trì đường bộ:
- Xe chuyên sử dụng phục vụ an ninh (Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố, quận, huyện,…)
- Xe cứu thương hay xe cấp cứu
- Xe chữa cháy
- Xe chuyên sử dụng phục vụ tang lễ
- Xe chuyên sử dụng phục vụ quốc phòng
Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ là khi nào?
Với xe ô tô mới đăng kiểm lần đầu, thì ngày mà phương tiện được cấp GIấy chứng nhận đăng kiểm sẽ là mốc thời gian để xác định tính phí bảo trì đường bộ. Riêng các xe cải tạo, chuyển đổi (chuyển đổi công năng hay chuyển đổi sỡ hữu) thì mốc thời gian được tính theo thời điểm xe được cấp Giấy đăng ký mới.
Thời điểm nộp phí bảo trì đường bộ có thể dựa vào chu kỳ đăng kiểm của xe, theo năm, và theo tháng. Cụ thể như sau:
Khai nộp biểu phí sử dụng đường bộ theo chu kỳ đăng kiểm
- Nếu chu kỳ đăng kiểm trên một năm (ví dụ là 18 tháng, 24 tháng, hay 30 tháng): Nộp phí bảo trì theo năm hay nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm. Nếu nộp phí bảo trì theo năm, thì hết thời hạn 12 tháng chủ phương tiện phải nộp chi phí cho thời gian tiếp theo (tiếp tục 12 tháng hay thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm)
- Nếu chủ phương tiện tới đăng kiểm sớm hay muộn hơn thời gian quy định, thì cơ quan đăng kiểm tính phí bảo trì nối tiếp thời điểm cuối của chu kỳ trước đó cho đến hết chu kỳ tiếp theo, tùy trường hợp sớm hay muộn mà cộng trừ thời gian cho phù hợp. Thời gian không tròn tháng thì được tính căn cứ vào số tiền cần phải đóng hàng tháng chia cho 30 nhân với số ngày lẻ.
- Nếu chu kỳ đăng kiểm từ một năm trở xuống: Chủ phương tiện có trách nhiệm nộp phí bảo trì đường bộ cho cả chu kỳ. Sau đó sẽ được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng cùng với thời gian đã đóng.
Còn nếu ông A đến đăng kiểm & nộp phí trễ, ví dụ tới ngày 20/4/2020 ông A mới đem xe tới làm các thủ tục. Thì thời gian trễ của ông là 20 ngày, & phí bảo trì đường bộ phải trả cho 6 tháng tiếp theo sẽ được tính thêm 20 ngày nộp trễ nữa. Cụ thể: 6*130.000 + (130/3)*20= 866.666 VNĐ
- Chủ phương tiện cũng có quyền nộp phí dài hơn chu kỳ đăng kiểm nếu như có nhu cầu. Đơn vị đăng kiểm có nhiệm vụ thu phí & cấp tem với thời gian tương ứng.
- Riêng đối với những phương tiện bị tịch thu, bán phát mại, thanh lý bởi Ngân Hàng hay các đơn vị bán đấu giá, thì thời điểm đóng phí bảo trì đường bộ được tính bắt đầu từ lúc xe đi đăng kiểm để lưu hành
- Nếu chủ của phương tiện nợ phí bảo trì đường bộ của những chu kỳ đăng kiểm trước, thì có trách nhiệm nộp đầy đủ trong lần đăng kiểm tiếp theo gần nhất. Nếu như chu kỳ đăng kiểm chưa nộp trước ngày 1/1/2013 thì được lấy mốc vào ngày 1/1/2013 để tính.
Nộp phí bảo trì đường bộ theo tháng
Việc nộp phí bảo trì đường bộ theo tháng chỉ được ững dụng đối với những doanh nghiệp hay hợp tác xã kinh doanh có số tiền phải nộp từ 30.000.000 VNĐ/tháng trở lên. Những đơn vị này cần có văn bản gửi đến đơn vị đăng kiểm để xin phép.
Thời gian nộp phí sử dụng đường bộ vào trước ngày 1 tháng 1 hàng tháng.
>> Xem thêm: Bảng Tra Cứu Biển Số Xe Máy TPHCM [Mới Nhất 2021]
Nộp phí bảo trì đường bộ theo lịch dương
Nếu có nhu cầu nộp phí bảo trì theo lịch dương thì các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp cần gửi thông báo đến đơn vị đăng kiểm. Như vậy hàng năm, những đơn vị này có trách nhiệm đếm đơn vị đăng kiểm để nộp phí bảo trì. Thời gian thường phải trước ngày 1 tháng 1 của năm đó. Ví dụ như tại công ty A có 20 xe tải cần nộp chi phí bảo trì đường bộ cho năm 2021, thì vào trước ngày 1/1/2021 (có thể là ngày bất kỳ của tháng 12/2020) cần đến cơ quan đăng kiểm để nộp phí đầy đủ.
Vậy nếu không đóng phí bảo trì đường bộ có bị phạt hay không?
Nhiều người vì quá bận rộn hay do 1 số lý do mà nộp phí đường bộ chậm hay không nộp 1 hoặc một số kỳ. Rất nhiều người băn khoăn không biết như vậy có bị phạt hay không?
Như đã nêu tại mục 5.1, thì người chậm nộp phí bảo trì đường bộ sẽ KHÔNG PHẢI BỊ PHẠT. Nhưng số tiền nộp chậm sẽ bị cơ quan đăng kiểm truy thu đầy đủ khi bạn đến cơ quan đăng kiểm. Bạn sẽ không thể trốn tránh, do khi đăng kiểm chắc chắn sẽ bị yêu cầu nộp phí sử dụng đường bộ. Còn nếu bạn trốn đăng kiểm, trốn nộp phí đường bộ nghĩa là phương tiện của bạn không đủ điều kiện để tham gia giao thông, từ đó sẽ dẫn đến những rắc rối không đáng có.
Lời khuyên cho bạn là bạn nên nộp phí sử dụng đường bộ cùng lúc đăng kiểm để giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tránh phải lui tới cơ quan đăng kiểm nhiều lần, vừa mất phải thời gian, lại vừa dễ quên
>> Xem thêm: [Giải Đáp] Có Nên Tự Đi Đăng Ký Xe Máy Hay Nhờ Dịch Vụ Khi Mua Xe Máy Mới?
Bảng phí bảo trì đường bộ xe ô tô, xe tải năm 2021
Lưu ý, như đã đề cập phía bên trên, cơ quan nhà nước không thu phí bảo trì đường bộ xe máy mà chỉ thu phí đường bộ xe tải, và phí bảo trì đường bộ xe ô tô, phí bảo trì đường bộ xe container,…Sau đây là bảng phí Bảo trì đường bộ chi tiết năm 2021 theo thông tư số 293/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Ghi chú:
- Từ năm thứ hai (tức từ tháng thứ 13 cho đến tháng thứ 24 tính từ lúc đăng kiểm & nộp phí bảo trì), thì phí ở mỗi tháng chỉ còn 92% mức phí ở bảng trên
- Từ năm thứ ba (tức là từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ lúc đăng kiểm & nộp phí bảo trì), thì phí mỗi tháng chỉ còn 85 mức phí ở bảng trên
- Thời gian tính phí từ khi đăng kiểm xe. Nếu như chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ đăng kiểm trước thì cần phải nộp bổ sung dựa theo số tháng phải nộp nhân với mức thu hàng tháng.
- Khối lượng toàn bộ được tính là tự trọng của xe cộng với hàng hóa (nghĩa là tải trọng cho phép tham gia giao thông được ghi trên tờ giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện).
Nộp phí bảo trì đường bộ tại đâu nhanh nhất?
Vậy nộp phí bảo trì đường bộ tại đâu là ổn nhất? Hiện nay bạn có thể nộp phí bảo trì đường bộ tại các địa điểm sau:
- Các trạm đăng kiểm xe cơ giới. Đây là địa điểm phổ biến nhất vì chủ phương tiện vừa có thể đăng kiểm xe, lại vừa có thể nộp phí sử dụng đường bộ.
- Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn, huyện,…Bạn đến trụ sở gần nhất để nộp phí nên cũng khá tiện lợi
- Các trạm thu phí bảo trì đường bộ (thường nằm trên các quốc lộ)
Biểu phí bảo trì đường bộ đối với xe tải, xe container có tải trọng càng lớn hay xe ô tô chở càng nhiều người thì sẽ càng cao. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh vận tải có số lượng xe nhiều, thì ngân sách hàng năm cho việc đóng phí bảo trì đường bộ là không hề nhỏ. Tuy nhiên đó là trách nhiệm khi tham gia giao thông của mỗi doanh nghiệp, cá nhân. Để góp phần bổ sung vào nguồn ngân sách quốc gia, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, và đường sá. Do đó, bạn nên đóng phí bảo trì đường bộ xe tải, hay xe ô tô đúng quy định theo các hướng dẫn nêu trên, và không nên lẩn tránh.
>> Xem thêm: Bị Mất Bằng Lái Xe Máy Có Thi Lại Không? Làm Lại Như Thế Nào?
Hy vọng với bài viết giải đáp về biểu phí bảo trì đường bộ xe máy, xe ô tô, xe tải các loại trên, Chuyển Nhà 24H đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích! Cám ơn các bạn đã đón xem!