Quy chuẩn mới (QCVN 41:2019/BGTVT) quy định về biển báo hiệu đường bộ giải thích rõ hơn về nhiều biển báo. Mà trước đây các bác tài vẫn chưa phân biệt rõ về ý nghĩa của nó. Trong đó, biển báo cấm xe ô tô tải, xe chở hàng có nhiều tranh cãi & hiểu sai lệch. Tuy nhiên, tại quy chuẩn mới về biển cấm xe tải P.106a đã giúp cho nhiều tài xế phân biệt được để tránh bị vi phạm luật giao thông đường bộ. Hãy cùng Chuyển Nhà 24H tìm hiểu ngay ở bài viết sau đây nhé!
Biển cấm xe tải P106a, P106b và P106c
Trong đó, biển số P.106a để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ những xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các loại xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
Biển số P.106b để báo đường cấm những loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định. Biển có hiệu lực cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trên biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo & các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
Cuối cùng đối với biển số P.106c dùng để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
Quy chuẩn này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2020.
Mức phạt khi vi phạm các quy định
Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt dành người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo cùng các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc & sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt tải trọng (khối lượng của hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc & sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt tải trọng (khối lượng của hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%; bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc & sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt tải trọng (khối lượng của hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc & sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt tải trọng (khối lượng của hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng CHO đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc & sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt tải trọng (khối lượng của hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường của xe trên 150%, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng.
Ngoài ra, khi xe vượt quá trọng tỉa cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:
- Tỉ lệ quá tải trên 10% – 30% ( hoặc từ trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ phải bị xử phạt từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng cho đến 16.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng cho đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng cho đến 32.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng cho đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng cho đến 36.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng cho đến 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng.
Chuyển Nhà 24H vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Biển cấm xe tải 106a có trọng lượng từ 1,5 tấn thuộc mục biểu mẫu cùng các thông tin mới nhất 2020. Hy vọng có thể cung cấp được các thông tin hưu ích dành cho bạn, ngoài ra nếu còn thắc mắc gì về các vấn đền vận chuyển bạn có thể liên hệ với Chuyển Nhà 24H để được hỗ trợ tốt nhất nhé!