Đặt Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên Như Thế Nào ĐÚNG CHUẨN?

Vị trí đặt bát hương bàn thờ Gia Tiên vô cùng quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến hậu vận của gia đình. Nếu đặt đúng sẽ mang lại nhiều may mắn nhưng nếu đặt sai có thể khiến gia chủ gặp họa. Vậy cách bày bát hương trên bàn thờ thế nào mới đúng? Bố trí bát hương trên bàn thờ gia tiên ra sao? Cần chú ý những gì? Mời các bạn hãy cùng tìm câu trả lời với bài viết dưới đây nhé!

BÀN THỜ GIA TIÊN THƯỜNG THỜ NHỮNG AI?

Người xưa quan niệm rằng trong việc thờ cúng cũng như bài trí bàn thờ gia tiên có thể chia làm 3 cấp bậc dưới đây:
  • Phật: Nhiều gia đình vẫn thờ Phật để cầu mong sự bình an đến với gia chủ, hóa giải mọi tai ương, hướng về cõi Niết bàn.
  • Thần: Bao gồm các vị thần giúp cho mỗi gia đình được yên ổn như: thổ công, long mạch, thần tài lộc, tiền chủ hậu chủ…
  • Gia tiên tiền tổ: Chính là những người đã khuất trong dòng họ, gia tộc của mình sẽ giúp phù hộ độ trì mọi mặt cuộc sống. Vì vậy để việc thờ phụng được trọn vẹn, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 ban thờ.

CẦN BAO NHIÊU BÁT HƯƠNG BÀN THỜ GIA TIÊN?

Dựa trên phong tục tập quán và tín ngưỡng từ thời xa xưa, các gia đình sẽ bày bát hương ứng với số lẻ 3 – 7 – 12, và gặp nhiều nhất là ba bát hương. Bát hương lớn nhất thờ thổ công thần linh được đặt chính giữa bàn thờ tượng trưng cho tinh tú. Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng tượng trưng cho trục vũ trụ. Riêng hai bát hương khác đặt ở bên trái thờ tổ cô – ông mãnh và bên phải thờ gia tiên là để tạo nên tư thế tam tài. Thêm vào đó, ở hai góc ngoài bao giờ cũng cần có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.

VỊ TRÍ BÁT HƯƠNG BÀN THỜ GIA TIÊN

Quay lại với cách đặt bát hương bàn thờ Gia Tiên thì bày ba bát hương là hợp lý nhất. Trong đó, bát hương thờ thổ công bao giờ cũng là bát hương to nhất, đặt ở vị trí cao hơn hai bát hương còn lại. Cần có sự phân chia giữa thần linh và “dân thường”. Cũng cần lưu ý là kể cả khi thắp hương cũng phải thắp hương ở bàn thờ Thổ công trước rồi mang sang đến bát hương thờ tổ cô và tổ tiên, khi cúng cũng sẽ cúng Thổ công trước. Hiểu đúng được điều này giúp các gia đình sẽ tránh được lỗi phạm thượng.. Hai bát hương thờ bà tổ cô, ông mãnh cùng bát hương thờ gia tiên sẽ đặt ở sau bát hương thờ Thổ công, thần linh. Ba bát hương cách đều nhau và khoảng cách là trên 10cm.

QUY TRÌNH BỐC BÁT HƯƠNG BÀN THỜ GIA TIÊN

Bát hương bàn thờ Gia Tiên (Bát nhang)

Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

Chuẩn bị tro

Bát hương đã được làm đúng pháp là bát hương có cốt. Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,…Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm (“Ngũ Lộ Thần tài”), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.

Quá trình bốc bát hương bàn thờ Gia Tiên

Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Đặt bát hương lên bàn thờ

Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Sắm lễ vật

Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân nhang.

Bố trí bàn thờ

Bát hương đã đặt lên bàn thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã,… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương. Bài viết trên đây của Chuyển Nhà 24h cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về cách đặt bát hương trên bàn thờ sao cho đúng. Hy vọng với nội dung của bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc sắp xếp bàn thờ.

Câu Hỏi Thường Gặp:

Vị trí đặt bát hương bàn thờ gia tiên như thế nào?

Vị trí đặt bát hương bàn thờ gia tiên đúng cách là gồm 3 bát hương năm trên cùng và to nhất là bát hương thờ thổ công sau đó mới đến bát hương thờ tổ cô và tổ tiên. Mỗi bát hương cách nhau 10cm.

Quy trình bốc bát hương bàn thờ gia tiên như thế nào?

Quy trình bốc bát hương bàn thờ gia tiên như sau: chuẩn bị bát hương bàn thờ Gia Tiên mới, chuẩn bị tro, tẩy uế và cho tro vào bát hương theo hướng dẫn, đặt bát hương lên bàn thờ, sắm lễ vật, bố trí bàn thờ.