Ngày nay, vận tải đường bộ là một trong những cách thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách tính cước vận chuyển bằng đường bộ tại Việt Nam hiện nay. Bài viết sau đây Chuyển Nhà 24H sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn nắm được rõ hơn về cước vận tải đường bộ.
Vì sao nên chọn lựa phương phức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Hiện nay, tại Việt Nam vận chuyển đường bộ chiếm khoảng 70% nhu cầu vận chuyển của tổng số lượng hàng hóa. Vậy điều gì khiến cho vận tải bộ trở nên phổ biến và được chọn lựa nhiều như vậy? Câu trả lời sẽ là do các ưu điểm dưới đây:
Lộ trình đa dạng
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang ngày càng được nâng cấp và cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển vận hàng hóa tồn kho trên khắp các tỉnh thành cả nước. Còn đối với những phương thức vận chuyển khác, bạn sẽ thường sẽ phải mất thêm thời gian luân chuyển hàng đến ga, tàu hay bến đỗ.
Khối lượng vận chuyển
Khối lượng vận chuyển đa dạng từ vài trăm kg cho đến vài chục tấn. Bạn có thể chọn lựa hình thức ghép hàng hay thuê xe nguyên tuyến tùy thuộc theo nhu cầu của bạn
Thời gian vận chuyển linh hoạt
Điểm khác biệt & cũng là ưu thế của vận chuyển đường bộ so với những phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt hay đường hàng không. Đó là bạn hoàn toàn có thể thuê xe tải chở hàng vào bất cứ lúc nào & yêu cầu thời gian giao, nhận rõ ràng.
An toàn hàng hóa
Để bảo đảm chất lượng hàng tốt nhất khi vận chuyển bằng đường bộ. Hàng hóa sẽ được chia thành những nhóm khác nhau như: hàng đông lạnh, hàng xuất nhập khẩu, hay hàng quá khổ quá tải,… Đối với mỗi loại hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng những loại xe chuyên dụng khác nhau..
Các quy định về cách tính cước vận chuyển hàng hóa
Bất cứ hình thức vận chuyển nào cũng đều sẽ phải tuân thủ theo một nguyên tắc tính cước chung & dựa trên hai yếu tố đó chính là khối lượng hàng hóa & lộ trình vận chuyển hàng.Cụ thể được quy định như sau:
- Khoảng cách dùng tính cước tối thiểu là 1 km.
- Khoảng cách dùng tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng được tính theo kilomet (km).
- Trọng lượng của hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T).
Bảng giá tính cước vận tải đường bộ
Một số quy định về cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ:
- Cước vận tải hàng hoá bằng đường bộ quy định là mức phí tối đa & đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Quyết định về cước phí vận tải này có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2001 và thay thế Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 08/5/1997 của Ban Vật giá Chính phủ. Quyết định số 13/1999/QĐ-BVGCP ngày 26/3/1999 của Ban Vật giá Chính phủ về việc bổ sung sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 08/5/1997 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Cụ thể bảng tính cước vận chuyển đường bộ hiện nay như sau:
Cách thức tính cước vận chuyển vận tải đường bộ
Trong vận tải đường bộ, 2 yếu tố chính chi phối đến cước phí vận chuyển đó chính là khối lượng hàng hóa và vùng trả hàng.
Mỗi một yếu tố sẽ có một cách thức tính cụ thể. Đối với khối lượng hàng hóa, cách tính giá cước vận tải đường bộ như sau:
- Cách 1: tính khối lượng thực cho những hàng hóa nhẹ cân. Với các loại hàng hóa này thì công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó.
- Cách 2 (được áp dụng cho những hàng hóa nặng, cồng kềnh): sử dụng công thức tính (dài × rộng × cao) × 3/10000.
Sau khi đã xác định được khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. Công ty vận chuyển sẽ nhân với đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng để có thể tính ra mức cước phí phù hợp.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến quy định và cách tính cước vận chuyển đường bộ tại Việt Nam hiện nay. Chuyển Nhà 24H hiện nay là đơn vị cung cấp đầy đủ các dịch vụ về chuyển nhà, chuyển văn phòng và các dịch vụ về logistic. Đặc biệt là dịch vụ vận tải bộ, hãy liên hệ với Chuyển Nhà 24H ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!